Giữa Trung Quốc và Nga tồn tại không ít tranh chấp, bao gồm về lãnh thổ, dẫn đến nguy cơ bùng phát xung đột hạt nhân trong tương lai, trang rusdialog.ru (Nga) cho hay.
Hiện nay, không có dấu hiệu của một cuộc chiến đang được châm ngòi, tuy nhiên những cuộc xung đột mang quy mô thế giới ngày càng xuất hiện với cường độ cao hơn.
Cuộc xung đột hiện nay với Nhà nước Hồi giáo (IS), những chiến dịch quân sự của Phương Tây tại Afganistan và Iraq hoặc khả năng Nga đưa quân tới Ukraine - đó chỉ là bề ngoài của những gì mà các nhà kiến tạo "một cuộc chiến vĩ đại" đang âm mưu. Vậy nó có thể lây lan hay không?
Chắc chắn không phải ở một trong những nơi mà chúng ta được biết từ các dòng tít trên những trang báo mới nhất - đó không phải là Syria, Iraq hoặc Palestine, nơi những cuộc xung đột địa phương dần dần cần phải có sự can thiệp quân sự.
Hiện nay (hoặc có thể trong tương lai gần) chỉ có một số quốc gia có khả năng đối đấu với nhau trong "một cuộc chiến vĩ đại" - những quốc gia tạo nên xu hướng quân sự ở quy mô toàn cầu. Trước tiên, chính là liên quan tới Mỹ hoặc NATO nói chung, tới Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Những nỗ lực của các quốc gia này đều hướng tới một điều: Củng cố hoặc tìm kiếm cơ hội cũng như khả năng triển khai một cuộc chiến tranh ở quy mô toàn cầu, hoặc chí ít, ở bán cầu phía đông (người Nga, người Trung Quốc và người Ấn Độ).
Mỹ, với vị thế an toàn giữa hai đại dương của mình, nên chỉ tập trung vào phát triển quân đội theo hướng khai phá, trong khi ba cường quốc còn lại có mục đích bảo vệ lãnh thổ của mình. Nếu như một cuộc xung đột quy mô toàn cầu nổ ra, không phải nơi nào cũng bị ảnh hưởng ở mức độ giống nhau.
Sân khấu của "một cuộc chiến vĩ đại" nếu như Mỹ và Trung Quốc đụng độ nhau sẽ là Thái Bình Dương và Đông Á; và nếu như NATO đụng độ với Moscow sẽ là làn ranh giữa Nga và các nước trong khối NATO - từ Bắc Cực cho tới Địa Trung Hải.
Từ trên không và trên biển
Mỹ tạo nên hình thái của từng "cuộc chiến vĩ đại" dù họ không phải là kẻ khởi xướng bởi vì quốc gia này chỉ bảo vệ những gì họ đang có chứ không phải một cường quốc khao khát với vị thế đang lên.
Mỹ đang và trong vòng vài chục năm tới sẽ tiếp tục tạo ra định hướng mang tính chiến lược, các công nghệ quân sự và tập trung nghiên cứu các lĩnh vực mới của thực tiễn nhằm phục vụ cho những mục đích quân sự.
Trên thế giới không có quốc gia nào có thể sánh được với Mỹ ở lĩnh vực này. Trung Quốc hiện chỉ được coi là tiềm năng, mặc dù, điều đó không có nghĩa rằng trong tương lai Trung Quốc sẽ không trở nên nguy hiểm hơn.
Sự chuẩn bị về mặt quân sự của người Mỹ là được gói gọn trong 3 điểm chính của học thuyết chiến lược mà nước này không hề thay đổi từ đầu thế kỷ 19 cho đến nay và chỉ bổ sung thêm những lĩnh vực mới để bắt kịp sự phát triển của công nghệ.
Thứ nhất, người Mỹ cố gắng không để cho các thế lực có khả năng đe doạ Mỹ ở trên bộ phát triển tại châu Mỹ La tinh.
Thứ hai, người Mỹ muốn giành quyền kiểm soát tại bắc Đại Tây dương và khu vực phía bắc của Thái Bình dương với mục đích không cho phép kẻ thù tiền gần tới lãnh hải của mình.
Thứ ba, họ không muốn để một cường quốc kiểm soát tại khu vực Á Âu bởi cường quốc đó sẽ vượt qua tiềm năng của Mỹ và có thể giành được thắng lợi nếu đối đầu xảy ra.
Điểm thứ hai của học thuyết mới chính là trọng tâm. Washington kế thừa học thuyết bá chủ trên biển của người Anh (giành được quyền lực trên tất cả các đại dương còn hơn chỉ một phần ở lãnh thổ ở phía bắc).
Biển Đông là một trong những khu vực mà Mỹ cần tìm kiếm và khẳng định tầm ảnh hưởng, theo chiến lược của nước này
Biển Đông là một trong những khu vực mà Mỹ cần tìm kiếm và khẳng định tầm ảnh hưởng, theo chiến lược của nước này
Ngoài ra, Washington còn triển khai học thuyết này trên không, trong vũ trụ cũng như trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mỗi một lĩnh vực này đều có thể trở thành mối hiểm hoạ đối với người Mỹ, vì thế họ cần phải kiểm soát được chúng.
Mỹ từng bước triển khai các điểm nêu trên, kết quả là cuộc xung đột trên lãnh thổ Mỹ không thể xảy ra, khả năng tấn công từ trên không cũng bị hạn chế tối đa, vì vậy "một cuộc chiến vĩ đại" sẽ được Mỹ triển khai cách rất xa lãnh hải của mình.
Trong những năm gần đây, điều này được hiện thực hoá trong chiến lược AirSea Battle - trận chiến hải - không.
Dù chiến lược này của Mỹ đã được đổi tên từ lâu nhưng ý nghĩa vẫn còn nguyên vẹn. ASB (AirSea Battle) - đó là câu trả lời trước mối hiểm hoạ từ phía Trung Quốc.
Chiến lược này mang cả tính chất phòng thủ lẫn tấn công, và sẽ được triển khai ở một vài lĩnh vực: Trên không, trên biển, trên mặt đất, trong vũ trụ và trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Nói một cách đơn giản, ý nghĩa của nó là bảo vệ các căn cứ của Mỹ và các tuyến đường vận tải ở Châu Á cũng như khu vực Thái Bình dương, đồng thời đập tan tuyến phòng thủ của kẻ địch.
Chiến lược của Mỹ
Theo rusdialog.ru, Trung Quốc trong 10 năm gần đây phát triển các loại vũ khí tấn công cho phép phá huỷ những căn cứ của Mỹ ở Thái Bình dương và các mũi nhọn tấn công của lực lượng hải quân gồm các tên lửa đạn đạo và hành trình, các máy bay tàng hình trước radar, các trạm định vị sóng điện tử.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) muốn có cơ hội xuyên thủng các đảo tiền tuyến - những hệ thống và thiết bị phòng thủ của các nước đồng minh với Mỹ ở phía Tây Thái Bình dương (Philippines, Đài Loan, Okinawa, quần đảo Nhật Bản).
Chính quyền Bắc Kinh cũng nghĩ tới cả việc xuyên thủng các đảo tuyến hai - vành đai an toàn của Mỹ kéo dài từ Nhật Bản tới Papua-New Guinea (quần đảo Marian với căn cứ không quân và hải quân quy mô tại Guam, quần đảo Bonin, Ivodzima..). Tiếp đến là lãnh thổ của Mỹ như Hawaii và khu bờ tây.
Mục đích của người Mỹ trong khuôn khổ chiến lược ASB rất đơn giản: Không cho phép Trung Quốc tiếp cận được vành đai các đảo đầu tiên và phá vỡ tiềm lực quân sự của mình vì những hòn đảo này.
Cuộc xung đột sẽ bắt đầu đồng thời với những cuộc tấn công nhằm vào các mạng lưới máy tính, vệ tinh, hệ thống radar và khoá mục tiêu để dập tắt mọi phản kháng của đối phương.
Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều có đủ tiềm lực để triển khai một cuộc xung đột kéo dài mang quy mô toàn diện và điều quan trọng là họ sẵn sàng cho điều đó trong bất cứ tình huống nào.
Nếu NATO và Mỹ gửi quân thường trực tới Ba Lan theo yêu cầu của Warsaw thì nguy cơ xung đột Nga-NATO sẽ leo thang
Nga "Hướng Tây"
Trong tình huống NATO xảy ra xung đột với Nga, mọi thứ diễn ra hoàn toàn ngược lại so với Trung Quốc.
Nếu đó là cuộc xung đột hạt nhân thì Moscow có nhiều cơ hội không chỉ giành thắng lợi mà còn đạt được thoả thuận hoà bình bởi vì Nga có tiềm năng hạt nhân rất mạnh có thể san bằng phần lớn lãnh thổ Châu Âu và cả Mỹ.
Nếu như cuộc xung đột chỉ trong khuôn khổ các hiệp định giải trừ quân bị thì Nga không có bất cứ cơ hội nào.
Các cuộc tập trận thường xuyên mang tên "Hướng Tây" cho thấy cách mà Nga nhìn thấy và lên kế hoạch cho "một cuộc chiến vĩ đại".
Quân đội Nga và Belorus thường xuyên tập dượt những chiến dịch chống khủng bố tại các cuộc tập trận nói trên, nhưng trên thực tế là để huấn luyện cho một cuộc chiến với khối NATO trong khuôn khổ các hiệp ước giải trừ quân bị.
Từ năm 2013, người Nga đã tổ chức các cuộc đổ bộ số lượng lớn binh lính theo đường không và đường sắt để đảm bảo luôn có thể tập trung được số lượng đáng kể binh lính tại một khu vực nhất định và triển khai tấn công trong thời gian nhanh nhất có thể trước khi kẻ địch kịp vận hành các lực lượng phòng thủ hiệu quả.
Như vậy, khi "cuộc chiến vĩ đại" nổ ra thì NATO sẽ nhanh chóng đưa quân tới lãnh thổ Ba Lan để làm bàn đạp tấn công vào Nga với tốc độ nhanh tới mức Nga không kịp điều quân tiếp viện.
Nếu giữa Nga và NATO xảy ra "một cuộc chiến vĩ đại" thì khả năng vũ khí hạt nhân được sử dụng sẽ cao hơn so với cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính các nhà lãnh đạo Nga cảm nhận rất rõ rằng quân đội của họ còn thua xa quân đội phương Tây nếu không có các loại vũ khí thuộc diện giải trừ quân bị.
Để điều chỉnh sự mất cân đối này, Nga đã xem xét tới khả năng sử dụng các đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Đáng tiếc, cuộc xung đột này trước tiên sẽ xảy ra ngay trên lãnh thổ Ba Lan, gây thiệt hại về người và vật chất. Quốc gia này và những lực lượng vũ trang có mặt ở đó sẽ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân.
Nếu Nga sẽ tấn công với toàn bộ sức mạnh thì quân đội Ba Lan không thể chống đỡ, còn các thành viên khác trong khối NATO không đủ tiềm lực cũng như động cơ chính trị để ứng cứu ngay lập tức. Vì thế chỉ còn Mỹ.
Hiện nay người Mỹ chỉ triển khai tại Châu Âu 2 đơn vị bộ binh thường xuyên và 1 đơn vị bộ binh quay vòng, do vậy, trong trường hợp chiến tranh nổ ra thì Mỹ sẽ phải vượt qua Đại Tây dương để đưa quân tới ứng phó.
Một binh sĩ Trung Quốc canh gác gần biên giới Nga-Trung ở tỉnh Hắc Long Giang.
Ấn Độ, Trung Quốc sẽ tham gia vào "cuộc chiến vĩ đại"?
"Cuộc chiến vĩ đại" có thể nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ hoặc giữa Nga và Trung Quốc. Trong cả hai trường hợp thì khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân là rất cao, rusdialog.ru đánh giá.
Từ đó cho thấy, dù giữa Bắc Kinh và Delhi hoặc Bắc Kinh và Moscow có nhiều tranh chấp, bao gồm cả những tranh chấp về lãnh thổ thì vị trí địa lý là yếu tố cản trở các cuộc xung đột xảy ra với quy mô toàn diện.
Trung Quốc bị ngăn cách Ấn Độ bởi dãy Himalaya và Karakoram, ngăn cách Nga bởi vùng đất Siberia rộng lớn.
"Một cuộc chiến vĩ đại" có thể lây lan, nhưng chỉ ở mức độ tiềm tàng. Hiện nay, không có dấu hiệu của một cuộc xung đột được châm ngòi, tuy nhiên các mâu thuẫn mang tầm thế giới ngày càng xuất hiện với cường độ cao.
Quan điểm khác nhau trong vấn đề lợi ích của các nước lớn ngày càng nới rộng, ngày càng thể hiện rõ tham vọng của các cường quốc đang lên, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Trong các khu vực có thể xảy ra những cuộc xung đột tiềm tàng thì tranh chấp về lãnh thổ đang ngày càng gia tăng (tại Crimea, Donbass, Bắc Cực hay các quần đảo trên Biển Đông) dù những cuộc tranh chấp đó từng bị đóng băng cách đây hàng chục năm.
Hiện giờ đó chỉ là những cơn sóng ngầm, nhưng quân đội của các cường quốc mạnh nhất trên thế giới đã sẵn sàng cho một cuộc xung đột quy mô toàn cầu.
0 comments:
Post a Comment