Lý do tai sao IS chỉ tấn công Jakarta

Khi các chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS sử dụng súng ngắn và lựu đạn để thực hiện vụ tấn công chết người ở Jakarta ngày 14/1, một quan chức cảnh sát hàng đầu Indonesia ngay lập tức so sánh nó với cuộc tấn công đẫm máu ở Paris hồi cuối năm 2015 khiến 130 người thiệt mạng.

Có những điểm tương đồng nhất định. Cả 2 vụ tấn công đều diễn ra ở trung tâm của những thủ đô đông đúc, đều liên quan đến những chiến binh sử dụng súng và chất nổ và đều do IS đứng lên nhận trách nhiệm. Cả 2 vụ đều gây ra thương vong: có ít nhất 2 dân thường đã thiệt mạng trong vụ tấn công ở Jakarta và 23 người khác bị thương trong đó có 5 cảnh sát. 5 kẻ tấn công đã bị chết - một số tự sát - và 4 kẻ bị cảnh sát bắt giữ.

Nhưng vụ tấn công ở Jakarta cũng có sự khác biệt đáng kể so với vụ Paris. Mặc dù có liên quan tới IS nhưng cuộc tấn công Jakarta cho thấy động cơ và kiểu mẫu đặc thù đối với Indonesia. Nó có thể được thực hiện để đáp lại những điều kiện cụ thể ở Indonesia và không thể hiểu được nếu không đặt vào bối cảnh lịch sử của chủ nghĩa cực đoan ở nước này cũng như các chiến dịch chống lại nó của chính phủ Indonesia.
"Đây là một vụ tấn công trắng trợn ở trung tâm Jakarta vào giờ nghỉ trưa nhưng con số thương vong lại thấp đến kinh ngạc", ông Judith Jacob, một chuyên gia phân tích an ninh và khủng bố tại Singapore nói với tờ Foreign Policy. "Mức độ xả súng bừa bãi của vụ này không giống với những gì chúng ta thấy ở Istanbul hay Paris".
Thậm chí còn không rõ liệu dân thường có phải mục tiêu chính của bọn chúng hay không. Những kẻ tấn công dường như tập trung vào khu vực quanh một đồn cảnh sát nhỏ ở giữa Jalan Thamrin - một đường lớn nối với đường vòng quanh khách sạn Indonesia. Khi Tổng thống Barack Obama tới thăm Jakarta hồi năm 2010, ông đã lái xe xuống Jalan Thamrin để thể hiện tình cảm với thành phố mà mình sống khi còn nhỏ.

Cảnh sát Indonesia.
Cảnh sát Indonesia.
IS đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công - đây là cuộc tấn công đầu tiên của tổ chức này tại khu vực Đông Nam Á. Cảnh sát Indonesia xác nhận Bahrun Naim, một công dân Indonesia, hiện đang ở trong hoặc gần Raqqa, thủ phủ của IS ở Syria, là người tổ chức cơ bản vụ tấn công này. Naim là một thủ lĩnh của Katibah Nusantara, một nhóm cực đoan làm nhiệm vụ liên kết giữa IS và các chiến binh Hồi giáo tại Indonesia và Malaysia. Katibah Nusantara có khoảng 100 thành viên vào năm 2014 nhưng "các dấu hiệu cho thấy số lượng thành viên của nó đã tăng lên đáng kể và đã được triển khai tới các khu vực khác nhau", Sidney Jones, giám đốc Viện phân tích chính sách xung đột ở Jakarta" nói với tờ Foreign Policy hồi tháng 9.
Naim đã kêu gọi các phần tử Hồi giáo cực đoan người Indonesia "bắt chước các vụ tấn công ở Paris đem tiến hành ở Jakarta", ông Jacob nói. "Nhưng vẫn còn câu hỏi được đặt ra đó là: Một phần tử thánh chiến người Indonesia đã lợi dụng những sự kiện xảy ra gần đây tại Paris như thế nào để đẩy mạnh những tham vọng về một phong trào thánh chiến bí mật bên trong Indonesia?"
Từ lâu, cảnh sát Indonesia đã phải vật lộn với chủ nghĩa cực đoan trong nước. Họ cũng trở thành mục tiêu của nó. "Mục tiêu chiếm ưu thế là các lực lượng an ninh", ông Jacob nói, mặc dù vụ tấn công ngày 14/1 cho thấy "mức độ nhẹ" của việc nhắm vào những mục tiêu an ninh. Những kẻ tấn công nhằm vào một quán Starbucks ở Sarinah, nằm dọc một đồn cảnh sát."
Tại thời điểm này, chúng tôi vẫn đang tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng và chưa đi đến bất cứ kết luận cụ thể nào", ông Budi Boweleksono, đại sứ Indonesia tại Mỹ trả lời email của tờ Foreign Policy.Nhóm chiến binh Jemaah Islamiah thực hiện các vụ đánh bom ở Bali vào năm 2012 khiến hơn 200 người thiệt mạng. Ở thời điểm đó, nhóm này có liên hệ với al-Qaeda. Santoso, một thủ lĩnh khủng bố từng tham gia Jemaah Islamiah đã cam kết sẽ ủng hộ IS. Những người ủng hộ tên này, ở khu vực quanh thị trấn Poso, Sulawesi đã thực hiện một số vụ tấn công vào đồn cảnh sát.
"Các vụ tấn công nhắm vào đồn cảnh sát chỉ gia tăng sau khi lực lượng cảnh sát bắt đầu đuổi theo các phần tử cực đoan ở Poso - nơi ẩn náu của chúng trong một thời gian dài, từ năm 2011 hoặc 2012", Fitriyan Zamzami, biên tập viên các vấn đề quốc gia của tờ Republika ở Jakarta nói với Foreign Policy. "Cảnh sát và các phần tử cực đoan đã lao vào trò ăn miếng trả miếng ở Poso từ đó".
Ông Zamzami nói rằng cảnh sát có thể đã gây ra vụ tấn công bằng cách tung ra chiến dịch truy quét nghi can khủng bố trong nước ngay trước Giáng sinh. Khoảng 16 nghi can đã bị bắt giam trong tháng qua.
"Hầu như không có tuần nào trôi qua mà cảnh sát không bắt giữ ai đó ở đâu đó mà họ tuyên bố là nghi can có cảm tình với IS. Những vụ bắt giữ của cảnh sát Indonesia có lẽ đã thôi thúc những kẻ tấn công", ông nói.Các vụ tấn công hôm 14/1 tiếp tục mô hình nhắm vào cảnh sát của các chiến binh Hồi giáo Indonesia nhưng chúng cũng cho thấy một sự liều lĩnh và sẵn sàng giết chết dân thường, điều mà chưa từng thấy trong những năm gần đây.
"Có lẽ điều này chỉ là sự phạt đối với cảnh sát, nhưng tôi cũng nhìn vào thực tế đó là nó diễn ra ở nơi công cộng và tôi thấy mối đe dọa ngay trong nước bắt đầu chồng lấn lên IS đến mức không thể phân biệt được", Ryan Greer, một nhà nghiên cứu tại Dự án An ninh quốc gia Truman cho biết.
Và, khi mà hàng trăm người Indonesia đang chiến đấu cho IS ở Iraq và Syria cố trở lại quê nhà, ảnh hưởng của IS ở đất nước này - và khả năng thực hiện các vụ tấn công của chúng - sẽ chỉ có tăng lên.
"Càng ngày càng có nhiều người Indonesia bị giết ở Syria và trả thù là một động cơ mạnh mẽ", Jones đến từ Viện phân tích chính sách xung đột viết trong một bài báo đăng tháng 11/2015. "Nếu cảnh sát Indonesia trở thành nạn nhân chính của chủ nghĩa khủng bố ở nước này từ năm 2010 thì giờ đây chúng ta có thể nhìn thấy một sự thay đổi, hướng về những người phương Tây và các mục tiêu mềm".
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment